Tìm hiểu Các Loại Phòng Phổ Biến Trong Khách Sạn

Thường khi bạn đặt phòng khách sạn lần đầu, các nhân viên tư vấn thường hay hỏi bạn đi bao nhiêu người, và chọn loại phòng theo nhu cầu của bạn.

Vậy nên nếu bạn vẫn chưa hiểu được các loại hay hạng phòng trong khách sạn thì Alo Villa sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về các hạng phòng, loại phòng trong khách sạn để bạn có thể lựa chọn được phòng ngỉ phù hợp với bạn.

các loại phòng trong khách sạn

Tại sao phải phân loại loại phòng khách sạn?

Việc phân loại loại phòng khách sạn đúng và phù hợp mang lại nhiều ích lợi, như:

– Đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó, thu hút và mở rộng đối tượng khách của khách sạn

– Dễ dàng tư vấn và thuyết phục khách đồng ý thuê phòng lưu trú

– Bán được nhiều phòng hơn, cho nhiều khách hơn để tăng doanh thu và lợi nhuận

– Thuận lợi trong việc tư vấn và thuyết  phục khách upsell phòng => bán được loại phòng ở phân khúc cao hơn, với giá cao hơn nên doanh thu và lợi nhuận cao hơn, lại nhận được sự hài lòng của khách

Các Hạng Phòng Khách Sạn

Thông thường, tiêu chuẩn các loại phòng khách sạn được phân như sau:

Phòng Standard (Kí hiệu STD)

Phòng standard là loại phòng tiêu chuẩn, đơn giản nhất trong các loại phòng khách sạn hiện nay. Đây là loại phòng có diện tích nhỏ tầm 13 – 16 m2 (tùy mỗi nơi). Ở một số khách sạn 5 sao thì có thể không có loại phòng này

Trang thiết bị của phòng standard thường dừng ở mức cơ bản. Về hình thức, chỉ có phòng ngủ và phòng tắm nên phòng standard có mức giá thấp nhất trong các hạng phòng khách sạn.

Phòng này thường được bố trí những tầng thấp, không có view đẹp.

Phòng Superior (Kí hiệu SUP)

Phòng superior thường có diện tích lớn hơn phòng standard, có diện tích tầm 16 – 18m2 hoặc có thể hơn 20m2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất của loại phòng này có chất lượng khá nên mức giá sẽ cao hơn phòng standard.

Phòng này thường được bố trí ở các tầng giữa, cách bày trí nội thất đẹp hơn, view cũng đẹp hơn so với standard. Và vừa túi tiền hơn nên đây là hạng phòng khách hàng hay sử dụng nhất.

Phòng Deluxe (Kí hiệu DLX)

Với diện tích lớn (thường tầm 32 – 36m2), phòng deluxe có view đẹp hơn như hướng ra biển, núi, view toàn thành phố… và có nhiều phòng (phòng ngủ, phòng tắm và phòng khách).

Phòng Deluxe (Kí hiệu DLX)
Phòng Deluxe (Kí hiệu DLX)

Trang thiết bị trong phòng đạt chất lượng cao, có hoa tươi, báo chí hằng ngày(tùy vào từng khách sạn)… nên mức giá sẽ cao hơn các loại phòng khách sạn khác như standard hay superior.

Phòng Executive Suite (SUT)

Phòng Excutive có thể có SUT là hạng phòng cao cấp nhất của mỗi khách sạn. Và với mục đích tăng thêm mức độ VIP, phòng SUT hay được đặt tên là: phòng Hoàng gia (Royal Suite Room), phòng Tổng Thống (President Room)… Một đặc điểm dễ nhận thấy là phòng Suite thường nằm ở vị trí cho tầm nhìn đẹp nhất và trong mỗi phòng như vậy có thể có nhiều phòng chức năng khác nhau: phòng khách, phòng ngủ, phòng họp, phòng ăn… Cùng với đó là các dịch vụ đặc biệt kèm theo: đưa – đón tận sân bay, Butler phục vụ riêng, tủ đựng rượu, hoa tươi hàng ngày, miễn phí dịch vụ đánh giày…

Bên cạnh 4 loại phòng phân theo chất lượng như trên thì khách sạn còn có loại phòng Connecting room

Connecting room là 1 phòng lớn gồm 2 phòng nhỏ có cửa thông nhau. Đây là loại phòng chuyên phục vụ nhóm khách đi theo gia đình hoặc bạn bè muốn có không gian cùng sinh hoạt, kết nối với nhau trong suốt thời gian lưu trú

Tên Các Loại Phòng Khách Sạn Phân Theo Giường Ngủ

Các loại phòng trong khách sạn còn có thể được phân chia theo giường ngủ như sau:

Single Room

Phòng single có 1 giường dành cho 1 khách.

Twin Room

Phòng twin có 2 giường dành cho 2 khách riêng biệt.

Double Room

Phòng double có 1 giường dành cho 2 khách.

Triple Room

Phòng triple có 3 giường dành cho 3 khách người lớn hoặc 1 gia đình (3 giường đơn hoặc 1 giường đôi, 1 giường đơn).

Quad Room

Theo hoteltechreport, phòng quad dành cho 4 khách, gồm 2 giường (2 khách nằm chung 1 giường).

Tên Các Loại Phòng Khách Sạn Tiếng Anh Khác

Adjacent Room (Phòng Kế Cận)

Một nhóm khách có thể thuê phòng theo hình thức adjacent room để đảm bảo được ở sát cạnh nhau.

Connecting Room (Phòng Thông Nhau)

Đây là loại phòng có cửa ra vào riêng biệt và cửa nối giữa, giúp khách có thể di chuyển qua lại giữa các phòng mà không cần đi qua hành lang.

Handicapped Room (Phòng Dành Cho Người Khuyết Tật)

Loại phòng khách sạn này còn có tên khác là accessible room.

Suite

Theo suiteness.com, suite có hình thức như một căn hộ đầy đủ tiện nghi, có phòng khách, 1 hoặc 2 phòng ngủ, phòng tắm, bếp…

Suite có thể được chia thành junior suite, residential suite, presidential suite, connecting suite… với nhiều khác biệt về kết cấu, trang thiết bị, nội thất…

Smoking/Non-Smoking Room (Phòng Hút Thuốc/Phòng Không Hút Thuốc)

Nhiều khách sạn cung cấp hai loại phòng này để đáp ứng nhu cầu hút thuốc hoặc yêu cầu “né” mùi khói thuốc của khách lưu trú.

Vậy qua bài viết trên, Alo villa đã giới thiệu cho bạn từng hạng phòng để bạn có thể tham khảo. Khi bạn đi du lịch hoặc có nhu cầu đặt phòng khách sạn thì bạn có thể dựa vào những chia sẻ trên để có thể lựa chọn cho mình phòng nghỉ phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bạn.

Chat FB Chat Zalo